Doanh nghiệp Logistics năm 2022

top logistics companies

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (2022), Doanh nghiệp Logistics: vận tải, kho bãi – số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 30,4%, số vốn đăng ký tăng 85% và số lao động tăng 24.6% so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, tổng số doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 4,9% tổng số doanh nghiệp cả nước, với số vốn chiếm khoảng 5,6% và số lao động chiếm 3,7%.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 3.425 doanh nghiệp vận tải, kho bãi phải tạm ngừng hoạt động, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 5,5% tổng số doanh nghiệp logistics tạm ngừng hoạt động của cả nước.

Đồng thời có 512 doanh nghiệp logistics hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 3,7% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.


Doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới

Doanh nghiệp vận tải - kho bãi trên cả nước năm 2022


Số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường lần đầu vượt mốc 100.000 doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2022 cho thấy, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất định, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà phục hồi và niềm tin của doanh nghiệp logistics vào thị trường rất lớn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, trong 6 tháng cuối năm 2022, kinh tế thế giới vẫn có nhiều yếu tố bất định, rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng, gây áp lực lớn lên cộng đồng doanh nghiệp, có thể tác động đến quyết định duy trì hoạt động hay tạm thời rút lui khỏi thị trường (VITIC, 2022).

Việt Nam hiện có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), thị trường logistics có sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ logistics 3PL, trong đó chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn nằm trong danh sách 50 công ty logistics thế giới lớn nhất như: DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker,…

 

Top 50 doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới

 

Cho dù các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài vì doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi”.

Top 10 công ty uy tín ngành Logistics năm 2022

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho logistics xanh để giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, gần 90% số doanh nghiệp cho rằng việc triển khai chiến lược phát triển bền vững có thể nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; 84,2% số doanh nghiệp có thể xác định các rủi ro và cơ hội bằng cách thực hiện chiến lược phát triển bền vững; 52,6% cho rằng khách hàng coi trọng các hành động phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể đạt được.

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam Năm 2022 của Bộ Công Thương.

5/5 - (1 bình chọn)
2368